Theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định danh mục sản phẩm thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại thị trường Việt Nam. Như vậy các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thức ăn thủy sản cần hiểu và nắm rõ danh mục sản phẩm này, từ đó thực hiện đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản thuận tiện, nhanh chóng.

Đang xem: Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành

1. Danh mục thức ăn thủy sản lưu hành tại Việt Nam

1.1 Thức ăn thủy sản được phép lưu hànhnhư thế nào?

Danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Namlà những loại thức ăn thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác nhận phù hợp Tiêu chuẩn công bố áp dụng và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có), được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

*

Danh mục thức ăn thủy sản lưu hành tại Việt Nam

Thức ăn thủy sản được phép lưu hành phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).Mỗi sản phẩm thức ăn thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.Thức ănthủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện các quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn thủy sản mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.

✍ Đăng ký lưu hành sản phẩm thức ăn thủy sản tại Việt Nam liên hệ 1800.6083 hoặc email thietkebepviet.com
thietkebepviet.com

1.2 Danh mục sản phẩm thức ăn thủy sản

Thức ăn thủy sản thương mạilà các sản phẩm thức ăn thủy sản được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường;

Thức ăn thủy sản để tiêu thụ nội địalà các sản phẩm thức ăn thủy sản do các cơ sở hoặc cá nhân tự phối trộn dùng cho nhu cầu chăn nuôi của nội bộ cơ sở, không trao đổi và mua bán trên thị trường;

Thức ăn thủy sản theo tập quánlà các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biên đã được người chăn nuôi sử dụng từ trước đến nay như: thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sẵn, bã rượu, bã bia, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và các loại khác;

Thức ăn thủy sản mớilà thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam;

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnhlà hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trường hoặc chu kỳ sản xuất;

Thức ăn đậm đặclà hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn thủy sản có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗ hợp hoàn chỉnh;

Thức ăn bổ sunglà thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nước để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi;

Nguyên liệu thức ăn thủy sản hoặc thức ăn đơnlà thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cho khẩu phẩn ăn vật nuôi;

Phụ gia thức ăn thủy sảnlà chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn thủy sản trong quá trình chế biến, xử lý hoặc bổ sung vào môi trường trong quá trình nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hoặc duy trì, cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn thủy sản;

Chất manglà chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.

Xem thêm: Những Món Ăn Kinh Dị Nhất Trung Quốc Khiến Du Khách “Chết Đứng”

*

Đăng ký lưu hành sản phẩm thức ăn thủy sản tại Vinacontrol CE

2. Hồ sơđăng ký lưu hành thức ăn thủy sản

2.1 Đối với thức ăn thủy sản trong nước

– Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

– Thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản; và hợp đồng gia công(nếu gia công)

– Các giấy tờ giấy tờ sau:

Tiêu chuẩn công bố áp dụng.Bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy;Quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có);

– Giấy thử nghiệm chứng nhận hợp quythức ăn thủy sản phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành;

– Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).

2.2 Đối với sản phẩm thức ăn thủy sản nhập khẩu

– Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam;

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale);

– Giấy chứng nhận ISO hoặc GMP hoặc HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;

– Bản thông tin sản phẩm;

– Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng;

– Giấy thử nghiệm chứng nhận thức ăn thủy sản phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành;

– Mẫu nhãn của sản phẩm;

*

Giấy chứng nhận thức ăn thủy sản phù hợp với quy chuẩn quốc gia

3. Thời hạn lưu hành thức ăn thủy sản bao lâu?

Thời gian lưu hành danh mục thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam là05 nămkể từ ngày được xác nhận.

Xem thêm: Những Món Ăn Ngon Dễ Làm Cho Người Yêu Dịp Valentine, 3 Món Ăn Dễ Làm Ngày Valentine Tặng Người Yêu

Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng, tổ chức và cá nhân có nhu cầu cần thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Trên đây Vinacontrol CE cung cấp đến quý độc giả danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Quý doanh nghiệp cần tư vấn hỗ trợ đăng ký lưu hành hay cấp giấy chứng nhận thức ăn thủy sản xin liên hệ Vinacontrol CE qua hotline 1800.6083 miễn cước hoặc email thietkebepviet.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *